Khô cá lóc là một loại khô cá, được làm từ cá lóc tươi, loại khô cá này có thể chế biến nhiều món ăn ngon, như khô cá lóc chiên, gỏi khô cá lóc...
Khô cá lóc là gì?
Cá lóc (Channa striata) là một loại cá có nhiều tên gọi khác nhau, như cá quả, cá tràu, cá chuối, cá sộp, tên gọi này tùy vào mỗi tỉnh thành mà mọi người có thể gọi khác nhau. Cá lóc thuộc họ Channidae, sống ở vùng nước ngọt, có thể ở sông, ao, hồ... loại cá này có đầu to và dẹt, thân cá tròn, có có mùi tanh nhẹ và khá nhớt, lưng cá có màu đen ánh nâu bạc, vảy cá nhỏ.
Khô cá lóc là một món ăn nổi tiếng ở Việt Nam, được làm từ cá lóc đồng tươi hoặc cá lóc nuôi tươi. Để làm khô cá lóc, cá lóc được làm sạch, tẩm ướp với muối và các gia vị khác, sau đó được phơi khô dưới ánh nắng hoặc sấy khô. Khi ăn, khô cá lóc thường được rửa sạch, chiên hoặc nướng để tạo ra vị giòn và thơm ngon.
Thành phần dinh dưỡng của khô cá lóc
Khô cá lóc có nhiều giá trị dinh dưỡng, như:
- Protein
- Lipid
- Vitamin A
- Omega 3
- Canxi
- Axit Docosahexaenoic (DHA)
- Axit arachidonic (AA)
- Omega 6...
Ăn khô cá lóc có tốt không?
Khô cá lóc theo Đông y thì nó có tính bình, không độc, vị ngọt. Thực phẩm này có nhiều lợi ích cho sức khỏe như bổ khí huyết, gân cốt, hỗ trợ sức khỏe xương, đồng thời còn hỗ trợ một số vấn đề về đường hô hấp. Loại cá lóc này cũng được cho là tốt cho cả người vừa ốm hay hay các mẹ sau sinh.
Khi nấu các món ăn hàng ngày, cá lóc còn giúp bạn bồi bổ cơ thể. Bên cạnh đó, nó cũng có thể dùng để thêm vào một số bài thuốc hay hỗ trợ cái tình trạng như tiểu rắt, bệnh trĩ,...
Khi tiêu thụ cá lóc tươi đúng cách và đúng liều lượng, nó có thể giúp:
- Chống oxy hóa
- Tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và nấm
- Hỗ trợ duy trì sức khỏe làn da
- Hỗ trợ xương khớp...
Cách làm khô cá lóc chiên nước mắm
Khô cá lóc chiên nước mắm vừa ngon, giòn, hấp dẫn lại dễ thực hiện. Bạn có thể tham khảo cách sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu cần cho món khô cá lóc chiên nước mắm gồm:
- 300g khô cá lóc ngon
- 4-5 tép tỏi
- 1 thìa nước mắm
- Ớt
- 1 trái cà chua
- 1 trái dưa leo
- Dầu ăn
- Đường
- Hạt nêm.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
- Khô cá lóc bạn cần cắt từng khúc vừa ăn, nếu là loại khô cá mặn thì bạn có thể rửa qua để loại bỏ bụi bẩn nếu có và giảm vị mặn. Còn nếu là loại khô cá lóc được tẩm ướp vừa đủ thì có thể không cần
- Cà chua và dưa leo rửa sạch, ngâm nước muối loãng 1 phút, sau đó dùng để cắt thành trang trí và ăn kèm
- Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn
- Ớt rửa sạch băm nhuyễn.
Bước 3: Chiên khô cá lóc
- Thêm 200ml dầu ăn vào chảo, làm nóng dầu ăn, khi nhúng đũa vào mà dầu ăn sỏi bong bóng thì bạn cho khô cá lóc vào
- Hạ lửa và chiên ngập miếng cá, trở đều cho cá lóc chín đều
- Khi cá chín 2 mặt và nổi lên trên mặt dầu thì bạn cho cá ra giấy thấm dầu.
Bước 4: Pha nước mắm tỏi ớt
Nước mắm chính là nguyên liệu quan trọng để khô cá lóc dậy vị và thơm ngon hơn, bạn cần làm như sau:
- Cho 1 thìa ớt, 1 thìa hạt nêm, 1,5 thìa đường, 1 thìa nước mắm, 1 thìa nước lọc vào chén
- Khuấy đều và nêm nếm cho vừa miệng.
Bước 5: Tiến hành làm khô cá lóc chiên nước mắm
- Chảo chiên cá bạn rót dầu ra chỉ để lại khoảng 1 thìa dầu ăn, phi thơm tỏi băm
- Đổ nước sốt vào chảo, đun sôi, thì hạ lửa nhỏ lại, khuấy nhẹ đến khi bạn thấy nước sốt hơi sệt lại
- Cho khô cá lóc chiên vào, bạn dùng muỗng múc nước sốt rưới đều lên khô cá
- Khi nước sốt keo lại bạn có thể tắt bếp.
Bước 6: Thưởng thức
Gắp khô cá lóc chiên nước mắm ra đĩa, bạn cắt dưa leo và cà chua trang trí xung quanh cho đẹp mắt. Món ăn này vừa thơm giòn, lại đậm đà, bạn ăn cùng cơm nóng hay ăn kèm rau sống đều rất tuyệt.
Những ai không nên ăn cá lóc
Mặc dù cá lóc là một thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất, có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng, nhưng không phải ai cũng có thể ăn nó. Những người sau đây không nên ăn cá lóc như:
Những người bị dị ứng
Có một số người khi ăn hải sản sẽ bị dị ứng, nếu bạn là người có tiền sử dị ứng với hải sản thì cũng nên cân nhắc khi ăn cá lóc nhé, các phản ứng dị ứng có thể gây ra các tình trạng như phát ban, đau bụng, ngứa nổi mề đay...
Những người bị bệnh gout
Người bị bệnh gout cần có chế độ ăn uống lạnh mạnh và nhẹ nhàng, đặc biệt cần tranh thực phẩm chứa nhiều purin. Trong khi đó, cá lóc lại có lượng purin cao, khi tiêu thụ nó có thể hình thành axit uric. Khi nồng độ axit này quá cao có thể làm người bị bệnh gout nặng hơn. Vậy nên, cứ thực phẩm nào chứa nhiều purin thì người bị bệnh gút cũng nên tránh.
Những người bị rối loạn tiêu hóa
Khi bị rối loạn tiêu hóa bạn cũng không nên ăn cá lóc, vì chất đạm trong loại cá này có thể ảnh hưởng và khiến tình trạng của bạn nặng hơn, gây ra những vấn đề khác như tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu...
Những người có vấn đề về gan và thận
Như đã nói ở trên, cá lóc có lượng protein dồi dào, mà thành phần này thì gan và thận lại là cơ quan chịu trách nhiệm chuyển hóa. Do đó, nếu bạn nạp quá nhiều protein, thì có thể tăng gánh nặng cho hai cơ quan này.